Ngày 03/05/2022
Ấn Độ cũng là 1 trong những thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Đáng chú ý, người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai.
Nhiều cơ hội
Tại Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê sang thị trường Ấn Độ do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 27/04/2022, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) – cho biết, Việt Nam là nước sản xuất và tiêu thụ chè hàng đầu thế giới. Đồng thời, chè cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đã phần nào tạo được thương hiệu, chỗ đứng nhất định trong mắt bạn bè quốc tế.
Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2020, Việt Nam có tổng diện tích trồng chè ổn định ở mức 130 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt khoảng 192 nghìn tấn. Chè Việt Nam được trồng ở nhiều địa phương với tính chất khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên có nhiều giống chè quý với hương vị đặc trưng riêng biệt. Vì vậy, ngành chè Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển. Trên thực tế sản phẩm chè của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Phiên tư vấn xuất khẩu chè và cà phê sang thị trường Ấn Độ do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 27/04/2022.
Một sản phẩm khác cũng là thế mạnh của Việt Nam đó là cà phê. Đứng trong top các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới, Việt Nam đã tạo được uy tín lớn với quốc tế về sản phẩm cà phê của mình. Với diện tích cà phê đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn nhân/năm, trong đó cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), còn lại là cà phê Arabica, cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về thị trường Ấn Độ, mặc dù Việt Nam và Ấn Độ có điều kiện tự nhiên tương đồng nhưng là hai thị trường có thể bổ sung cho nhau.
Bà Nguyễn Thu Thủy đánh giá, với dân số trên 1,4 tỷ người, Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ rất lớn. Việt Nam có thể xuất khẩu sang Ấn Độ các mặt hàng nông sản, trong đó có chè, cà phê.
Cụ thể, mặt hàng chè, Ấn Độ là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng Ấn Độ ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe và y học của các biến thể trà xanh và hữu cơ cũng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường. Bên cạnh đó, khả năng chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng, cùng với các kênh bán lẻ trực tuyến đang phát triển, được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường chè của Ấn Độ tăng trưởng.
Không chỉ sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới, Ấn Độ cũng là thị trường nhập khẩu chè lớn trên thế giới. Mặc dù được Chính phủ hỗ trợ, giúp đỡ để sản xuất chè nhưng sản lượng chè trong nước của Ấn Độ không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên có cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu chè cho đất nước có 1.4 tỷ dân này.
Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 ở châu Á, thứ 6 thế giới. Năm 2021 -2022, Ấn Độ xuất khẩu đạt kim ngạch trên 600 triệu USD cà phê ra các nước trên thế giới. Trong đó, Ý, Đức, Bỉ là các quốc gia nhập khẩu hàng đầu của Ấn Độ. Năm 11 tháng đầu năm 2021- 2022, Ấn Độ nhập khẩu 115 triệu USD cà phê. Trong đó, Indonesia, Kenya, Việt Nam là các nước xuất khẩu hàng đầu cà phê sang Ấn Độ. Sản phẩm cà phê hòa tan của Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.
Chú trọng xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng
Mặc dù có nhiều cơ hội để xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ, song qua số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ có xu thế giảm. Năm 2020 – 2021 là 26,23 triệu USD, tháng 4/2021 đến tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD. Việt Nam từ vị thế là nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu sang Ấn Độ đã chuyển xuống vị trí thứ 3 sau Indonesia và Kenya.
Lý giải nguyên nhân, các chuyên gia về kinh tế cho rằng, nhiều khả năng là do giá cả. Vì cà phê Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam và các nước này chủ yếu là để chế biến và tái xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Phải chăng, nên nhắm thẳng vào thị trường Ấn Độ, theo hình thức xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng, không xuất khẩu thành phẩm. Song song đó vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn dán nhãn, đóng gói của Ấn Độ, trong đó có chứng chỉ FSSAI (chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Ấn Độ.
Bài viết: congthuong.vn
Thông tin liên hệ chi tiết:
Trụ sở chính: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI MỸ Á (ASL LOGISTICS).
Địa chỉ: 31/34A Đường Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (84 283) 5129759 Ext: 127 Email: marketing@asl-corp.com.vn
Chi nhánh: TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, LAX, USA.
Các thủ tục, dịch vụ liên quan: Vận chuyển hàng lẻ, Dịch vụ kho bãi, Vận chuyển hàng không, Vận chuyển đường biển, Vận chuyển nội địa, Khai thuê hải quan, Vận chuyển hàng đi Mỹ, Giao nhận tích hợp 3PL, Vận chuyển hàng dự án, Vận chuyển đa phương thức, Chuỗi dịch vụ cung ứng lạnh, Dịch vụ thương mại điện tử, Vận chuyển xuyên biên giới Lào-Campuchia.
Amerasian Shipping Logistics Corp.
(+84)28 3512 9759
(+84)28 3512 9758
pricing@asl-corp.com.vn
mdirector@asl-corp.com.vn
www.asl-corp.com.vn