Tin tức thị trường

GỖ VIỆT “THẲNG TIẾN” VÀO EU

asl-corp.com - Chính phủ vừa ban hành nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam. Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực (từ 1/8/2020), đây sẽ là yếu tố kết hợp giúp tăng tốc xuất khẩu gỗ vào thị trường EU thời gian tới.

1. Cấp phép FLEGT vào cuối 2021

Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) có hiệu lực từ ngày 1/6/2019.

Tuy nhiên, quan trọng nhất trong thực thi Hiệp định này là nội luật hóa các quy định. Việt Nam đã đề nghị không áp dụng trực tiếp Hiệp định mà thông qua việc ban hành bổ sung Nghị định quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), tập trung vào các nội dung như: Kiểm soát gỗ nhập khẩu, hệ thống phân loại tổ chức/doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu, đánh giá tính sẵn sàng của hệ thống VNTLAS, cấp phép FLEGT cho thị trường EU.

Điểm đáng mừng là sau quá trình nỗ lực xây dựng, ngày 1/9/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định đảm bảo hệ thống gỗ hợp pháp Việt Nam với những quy định rất cụ thể.

Có thể khẳng định, việc ban hành Nghị định là một trong những bước nội luật hóa quan trọng các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT.

2.Tăng lực xuất khẩu gỗ vào EU

Theo tìm hiểu của phóng viên, nội dung chính của Hiệp định VPA/FLEGT là Việt Nam cam kết xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phù hợp với đặc điểm chuỗi cung của Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có giấy phép FLEGT sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định khi xuất khẩu vào EU.

Điều này có nghĩa là giấy phép FLEGT sẽ thay thế hàng loạt giấy tờ mà hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phải nộp cho nhà nhập khẩu EU để chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Các doanh nghiệp cũng nên ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phấn đấu đưa trị giá xuất khẩu lâm sản đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2020 và đạt 20 tỷ USD vào năm 2025…

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu lâm sản đạt 7,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 29,9 % trị giá xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 9,6%; lâm sản ngoài gỗ đạt 511 triệu USD, tăng 21,6%.

8 tháng đầu năm 2020, thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chủ yếu của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng trị giá xuất khẩu 7 tỷ USD, chiếm 89,5% trị giá xuất khẩu lâm sản của Việt Nam.

3. Cách vận chuyển gỗ “thẳng tiến” vào EU

Gỗ có trọng lượng nặng nên không thế vận chuyển bằng máy bay được. Cách tốt nhất để xuất khẩu là sử dụng đường biển để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Vận chuyển gỗ trên tàu có thể dùng tàu rời hoặc các container.

  • Xếp lên tàu rời: Tàu rời dùng để chuyên chở gỗ cần có kết cấu khỏe, cần cẩu ổn định. Tàu cần có kết cấu phù hợp để chằng buộc gỗ trên boong và trong hầm tàu. Các thanh gỗ nhỏ cần dùng dây đai polyester buộc lại thành khối để dễ xếp dỡ hơn.
  • Xếp vào container: Gỗ khi xếp vào container cần được xử lý thành hình hộp vuông trước. Gỗ đóng vào container cũng phài có chiều dài phù hợp với chiều dài container.

Đối với mặt hàng gỗ thành phẩm khi xếp vào container cần dùng dây đai composite để chằng buộc. Phía dưới sàn nên lót pallet vừa chống ẩm, vừa dễ thao tác chằng buộc cho sản phẩm. Không đặt chồng lên các mặt hàng gỗ thành phẩm. Đối với các mặt hàng mỹ nghệ nhỏ cần đóng thùng carton, bên trong chèn lót kỹ để không bị hư. Các thùng hàng cũng cần được đóng thành kiện với nhau để cứng cáp hơn, khó bị đổ vỡ hơn.Cách vận chuyển gỗ tốt nhất vẫn là sử dụng container.

4. Thủ tục hải quan xuất khẩu mặt hàng gỗ

Đối với mặt hàng gỗ khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý sản phẩm của mình thuộc loại gỗ nào, gỗ có nguồn gốc tự nhiên hay không.

Theo điều 8 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 thì sản phẩm gỗ tự nhiên khi xuất khẩu phải được chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh. Và việc xuất khẩu gỗ phải có giấy phép của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cùng với bộ thủ tục khai hải quan.

Bộ hồ sơ xin giấy phép của CITES Việt Nam gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu gỗ
  • Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên
  • Hồ sơ chứng mình nguồn gốc hợp pháp
  • Bản sao chụp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân đối với thương nhân cấp phép lần đầu.
  • Bản sao có chứng thực hóa đơn, chừng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý

Cảm ơn quý doanh nghiệp đã đọc bài viết trên. Nếu quý doanh nghiệp có thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, uy tín, quý doanh nghiệp có thể điền vào form tư vấn hoặc liên hệ hotline (+84 28) 35 129 759, các tư vấn viên của ASL Corp sẽ sớm liên hệ với quý doanh nghiệp để tư vấn chi tiết.

Head Office: AMERASIAN SHIPPING LOGISTICS CORP.

Địa chỉ : 31/34A đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84 28) 35129759
Fax: (+84 28) 35129758
Email: sales2@asl-corp.com; Website: www.asl-corp.com

smar.vn