Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tính đến cuối tháng 3/2020, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đã đạt con số nửa triệu và liên tục đứng đầu Đông Nam Á và ở Top 10 khu vực châu Á – Thái Bình Dương về số lượng tên miền duy trì để sử dụng.
Đây là dấu mốc quan trọng của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam khi các tập thể, cá nhân tham gia xây dựng một trang bán hàng trực tuyến với định hướng phát triển thương hiệu.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 chưa được khống chế hoàn toàn, nhu cầu mua sắm trực tuyến càng nổi lên mạnh mẽ thay cho các dạng thức mua bán truyền thống đem lại cơ hội tốt, thời điểm vàng để các doanh nghiệp tận dụng và phát triển thương mại điện tử trên môi trường kinh tế số như hiện nay.
Bên cạnh sự phát triển về thương mại điện tử của các doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp, các nhà cung cấp nền tảng thương mại điện tử, các trang bán hàng trực tuyến như Lazada, Sendo, Tiki, Shopee, Adayroi, Vật giá… hay ở từng lĩnh vực như Thế giới di động, Điện máy xanh, FPT, Now, Foody…cũng đã xuất hiện khá nhiều.
Điều này cũng tạo điều kiện cho sự lớn mạnh không ngừng của các đơn vị giao nhận hàng hóa; cung cấp dịch vụ mua bán hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà cung cấp và chuyển tới tận tay người tiêu cùng như: Aha, Lala,..hay các công ty chuyển phát nhanh như VNPost, GHTK,..
Cùng với đó, các giải pháp thanh toán trực tuyến, ví điện tử như MoMo, Airpay, VnPay, Paypal… hay các trung gian tài chính cũng được sử dụng nhiều hơn.
Ở thời kỳ dịch bệnh, người dân càng nhận thức rõ ràng hơn những lợi thế của việc sử dụng công nghệ trong hoạt động mua sắm, không chỉ thuận tiện, nhanh chóng mà còn đảm bảo yêu cầu an toàn khi giãn cách xã hội.
Thêm vào đó, mua sắm trực tuyến còn giúp người dân hạn chế việc sử dụng tiền mặt, quản lý chặt chẽ chi tiêu và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro trong mua sắm hay tâm lý mua hàng theo số đông.
Trong bối cảnh dịch bệnh, người bán hàng và các doanh nghiệp đều đã nhận thức ra rằng, không còn là lúc phải bày hàng ra vỉa hè hay phải lo thuê địa điểm, mặt bằng để kinh doanh… Tất cả mọi vấn đề về chi phí, về nhân công lao động và dịch vụ đều được giải quyết bằng thương mại điện tử.
Tiết giảm được những khoản chi ấy, người bán hàng, nhà cung cấp hay các doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực để hạ giá thành sản phẩm, nâng tính cạnh tranh cho hàng hóa và tiếp tục đầu tư thêm cho chất lượng, mẫu mã và các thuộc tính cao cấp hơn cho sản phẩm.
Tóm lại, để thương mại điện tử Việt Nam phát triển và tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nói chung, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tối ưu hóa mô hình kinh doanh và trang bị kỹ năng về thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp chất lượng website hay trang bán hàng để đảm bảo thông tin khách hàng trong giao dịch.
Nguồn: Bnews
Head Office: AMERASIAN SHIPPING LOGISTICS CORP.
Địa chỉ: 31/34A đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84 28) 35129759
Fax: (+84 28) 35129758
Email: sales2@asl-corp.com; Website : www.asl-corp.com
Amerasian Shipping Logistics Corp.
(+84)28 3512 9759
(+84)28 3512 9758
pricing@asl-corp.com.vn
mdirector@asl-corp.com.vn
www.asl-corp.com.vn