Tuy còn chậm nhưng chắc chắn, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng chuyển biến tốt hơn.
Cải thiện dần dần
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành Sản xuất (PMI) của Việt Nam trong tháng 10 giữ mức 51,5 điểm – vẫn ở trên ngưỡng 50 điểm trong hai tháng liên tiếp. Sản lượng, đơn hàng mới, nhân công việc làm và số lượng hàng mua đều tăng. Giá cả đầu vào giảm phản ánh tình hình lạm phát đã giảm tốc từ mức 6,3% trong tháng 9 xuống còn 5,9% trong tháng 10. HSBC kỳ vọng giá dầu thế giới thuận lợi và nhu cầu vẫn còn thấp sẽ kiềm hãm áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm.
Trong khi những điều tồi tệ nhất về một nền kinh tế trì trệ dường như đã được vượt qua, tăng trưởng trong ngắn hạn vẫn còn thấp do nhu cầu nội địa còn chậm chạp. Tăng trưởng cả năm 2013 đang được kỳ vọng ở mức 5,2%. Mức tăng trưởng này dù tốt hơn mức 5% được ghi nhận trong nửa đầu năm nhưng cũng không mấy hào hứng. Đồng thời, mặt dù đà hồi phục hy vọng sẽ tiếp tục trong năm 2014, nhưng năm 2014 mức tăng trưởng cũng chỉ có thể tăng trưởng nhẹ ở mức 5,4%. Sự suy giảm là một thực tế nghiêm túc cho thấy khủng hoảng nợ xấu của Việt Nam đã làm giảm ham muốn tiêu dùng và sức hấp dẫn của đầu tư.
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn những con số, có những lý do mà mọi người có thể lạc quan về viễn cảnh tương lai của Việt Nam. Những nhà làm chính sách đã hiểu sự cần thiết của cải cách. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là đất nước đang sở hữu lực lượng dân số trẻ và không ngừng tăng trưởng khoảng 90 triệu người. Mức GDP bình quân đầu người thấp khoảng 1.700 USD cho thấy Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để nâng mức thu nhập. Đây không phải là một bài toán dễ dàng. Chìa khoá thành công là cần phải đưa lực lượng lao động dư thừa chưa được đào tạo và lực lượng lao động ở khu vực nông thôn trở thành nguồn lao động có năng suất cao hơn.
Việc Chính phủ thúc đẩy thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là vào ngành sản xuất, được xem là tích cực. Từ tháng Giêng đến nay, dòng vốn FDI đăng ký đã tăng 95,8% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 13,1 tỷ USD. Dòng vốn FDI vào ngành sản xuất còn tốt hơn, tăng 136,5% đạt 9,3 tỷ USD. Điều này giúp tăng nhu cầu lao động và thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu – các yếu tố cần thiết để bù đắp tình trạng nhu cầu nội địa trì trệ. Dòng vốn FDI bền vững, thâm hụt thương mại giảm và chỉ số lạm phát ổn định giúp Việt Nam có một thời kỳ ổn định để giải quyết những vấn đề lớn hơn. Giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng đang là những vấn đề trọng yếu trong lịch trình làm việc của Chính phủ. Đường lối thực hiện đã rất rõ ràng, vấn đề ở đây chỉ là tốc độ thực hiện.
Chuyển dịch về phía trước
Các hoạt động sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 10 nhờ vào các điều kiện bên ngoài đã được cải thiện cũng như hoạt động FDI tăng lên. Mặc dù chỉ số PMI toàn phần không thay đổi vẫn ở mức 51,5 điểm, nhưng kết quả tháng 10 vẫn mạnh hơn với các chỉ số phụ đều tăng. Sản lượng tăng trên ngưỡng không thay đổi đạt mức 51,2 điểm trong tháng 10 so với mức 49,8 điểm trong tháng 9 nhờ vào đơn đặt hàng mới tăng khi nhu cầu tăng lên. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp. Nhu cầu nước ngoài có cải thiện cùng với viễn cảnh tích cực trong tháng 10 đã giúp số lượng hàng mua tăng lên. Nhân công việc làm cũng tăng do năng suất lao động vẫn chưa được cải thiện mạnh và triển vọng hoạt động sản xuất tăng nhanh trong những tháng tới. Vì lượng hàng tồn kho giảm do các tháng trước đó các nhà sản xuất cố gắng giải quyết hàng tồn kho và số lượng đơn đặt hàng mới tăng cao hơn có vẻ đã thúc đẩy hoạt động sản xuất Việt Nam từ nay đến cuối năm (biểu đồ 2). Số lượng hàng mua tăng đã phản ánh tín hiệu lạc quan này (biểu đồ 3).
Cùng với nhu cầu tăng cao, các nhà sản xuất cũng cho biết giá cả đầu vào trong tháng 10 đã giảm từ mức 55,9 điểm trong tháng 9 xuống còn 55,1 điểm. Điều này đã giúp các nhà sản xuất tăng giá bán lần đầu tiên kể từ tháng 3.2013 nhằm giảm bớt áp lực chi phí. Giá cả đầu vào giảm đã thể hiện rõ trong chỉ số CPI toàn phần tháng 10 của Việt Nam khi giảm từ mức 9,1% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái còn 8% trong tháng 10 (biểu đồ 10). Nguyên nhân chỉ số CPI giảm đa phần là nhờ vào chi phí vận chuyển và giáo dục thấp hơn (biểu đồ 5).
Nhu cầu trong nước yếu và giá dầu thuận lợi dường như sẽ giữ mức lạm phát thấp từ nay đến cuối năm. Một trong nhưng nguy cơ đối với lạm phát trong những tháng tới có lẽ xuất phát từ giá cả thực phẩm tăng mà có thể thấy trong chỉ số tháng 10 (tăng từ 3,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,1%). Chúng tôi hy vọng lạm phát giá cả thực phẩm sẽ tăng từ từ, đặc biệt là từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, áp lực lạm phát dường như sẽ được kiềm chế nhờ vào giá cả hàng hoá toàn cầu thấp, và từ đó sẽ giúp chi phí vận chuyển giảm xuống. Kỳ vọng của chúng tôi là giá dầu thô sẽ vẫn giữ nguyên và chỉ tăng vào cuối quý I.2014
Nhu cầu trong nước vẫn còn chậm chạp sẽ giúp kiềm hãm áp lực lạm phát. Trong khi lĩnh vực xuất khẩu đã cảm nhận được lực đẩy từ nhu cầu nước ngoài, nhu cầu trong nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống ngân hàng đang bị đóng băng làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng đã tăng rất ít chỉ ở mức 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy vấn đề nợ xấu của Việt Nam vẫn còn chưa được giải quyết hoàn toàn mặt dù Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) đang rất nỗ lực trong việc mua lại nợ xấu từ các ngân hàng. Kết quả là dẫn đến việc cho vay yếu và làm ảnh hưởng đến mức độ lạc quan của khối doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù bị quá trình cắt giảm nợ trì kéo, nền kinh tế vẫn đang vận hành khá tốt. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn với tiền tệ, lạm phát và các yếu tố bên ngoài bền vững hơn. Việt Nam đang thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại tệ.
Nguồn FDI mạnh vào VN cung cấp nguồn vốn đáng kể và bền vững, giúp Chính phủ có thời gian để tập trung vào những chính sách giải quyết những khoản nợ xấu đã tích tụ từ lâu. Thêm nữa, Chính phủ cũng cần phải giải quyết những vấn đề chính yếu như vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế cũng như hệ thống hạ tầng và nguồn lực con người. Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan trọng vì năng lực cạnh tranh dựa vào lao động không thể nào tồn tại mãi mãi và đặc điểm này sẽ mất đi khi mức lương tăng lên.
Trong tương lai gần, người tiêu dùng có tăng tiêu xài và các doanh nghiệp có tăng hoạt động đầu tư lên hay thì sẽ phụ thuộc vào những tín hiệu mà Chính phủ đã cam kết thực hiện trong việc phát triển một nền kinh tế hiệu quả hơn. Việc cải tổ càng diễn ra nhanh chóng thì Việt Nam càng nhanh chóng có cơ hội tận hưởng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn
Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử
Amerasian Shipping Logistics Corp.
(+84)28 3512 9759
(+84)28 3512 9758
pricing@asl-corp.com.vn
mdirector@asl-corp.com.vn
www.asl-corp.com.vn