Tin tức thị trường

ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ GỬI HÀNG CONTAINER ĐI MỸ NHANH CHÓNG VÀ TIẾT KIỆM NHẤT

Ngày 28/06/2022

van-chuyen-hang-di-my

Hiện nay, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữ Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt tới con số kỷ lục là 111 tỷ USD( số liệu đến cuối năm 2021) đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhu cầu về vận chuyển hàng hoá đi Mỹ hiện nay rất cao và có rất nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong thời gian tới, việc nắm rõ các  quy trình thủ tục và kinh nghiệm để gửi hàng đi Mỹ được nhanh chóng và tiết kiệm nhất là điều rất quan trọng mà bất kì các nhân hay doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm khi muốn xâm nhập vào thị trường rộng lớn này.

Bài viết dưới đây của đội ngũ ASL Logistics soạn thảo mong rằng sẽ giúp được Quý khách hàng có thêm kinh nghiệm để gửi hàng đi Mỹ tiết kiệm, mời quý khách theo dõi.

I, Giấy phép FMC

Trong toàn bộ dây chuyền dịch vụ Logistics cho các lô hàng xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ, nếu không có giấy phép của FMC (Cục Hàng Hải Mỹ), các doanh nghiệp (DN) giao nhận vận tải Việt Nam (Freight Forwarders/ Logistics Providers) chỉ có thể tham gia với tư cách là đại lý, phục vụ một số công đoạn phụ, như lập chứng từ, thông quan, thu cước, nộp thuế, thu xếp vận tải nội địa... do ủy thác của các hãng tàu chuyên chở nước ngoài. Khi làm đại lý thực hiện những khâu cụ thể trong các chuỗi dịch vụ đó, các Forwarders/ Logistics Providers, với tư cách đại lý, chỉ được hưởng hoa hồng hoặc phí dịch vụ nhất định.

Về phía các chủ hàng, không ít trường hợp do không biết nên phải thông qua một loạt môi giới mới tìm được đích danh công ty dịch vụ Freight Forwarders/Logistics Providers ở Việt Nam đã có giấy phép của FMC để trực tiếp nhận lưu cước các lô hàng xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ. Trong một chừng mực nào đó, điều này làm cho chi phí giao dịch tăng lên.

II, Vận chuyển theo hợp đồng NVOCC

Hiện nay những doanh nghiệp là hội viên liên kết (Individual Member) của FIATA, nếu tìm được những lô hàng xuất khẩu (XK) đi các thị trường EU, Nhật, Australia… theo điều kiện CIF và những lô hàng nhập khẩu từ những thị trường này về VN theo điều kiện FOB, họ hoàn toàn có khả năng trở thành người vận chuyển theo hợp đồng (Contracting Carrier) dưới dạng NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier) bằng cách mua chỗ (Slot Charter) trên các tàu nước ngoài có lịch trình đi từ hoặc đến cảng VN và phát hành vận đơn thứ cấp HBL (House Bill of Lading) theo mẫu của FBL (FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading). Trong trường hợp đó, với tư cách là người vận chuyển thứ cấp kinh doanh dưới dạng NVOCC, chứ không phải là đại lý của hãng tàu, rõ ràng thu nhập về giá cước mà các DN Freight Forwders/Logistics Providers VN thu được trực tiếp từ chủ hàng sẽ cao hơn đáng kể so với các khoản hoa hồng hay phí dịch vụ cũng chính từ những lô hàng đó nếu họ chỉ làm đại lý thông thường.

van-chuyen-hang-di-my

Đối với thị trường Mỹ, cho đến nay chỉ có một số Freight Forwarders/ Logistics Providers ở Việt Nam có thể phát hành vận đơn FBL cho những lô hàng đi Mỹ hay từ Mỹ về VN. Lý do đơn giản vì theo quy định của Luật pháp thương mại Hoa Kỳ, hàng hóa xuất, nhập khẩu vào Mỹ phải được DN vận chuyển (gồm các DN giao nhận vận tải đường biển (OTI và NVOCC) thực hiện. Theo luật pháp Mỹ (CFR, Phần 515), những DN kinh doanh vận chuyển hàng hóa và phát hành vận đơn theo phương thức trên cho những lô hàng đi từ hoặc đến Mỹ đều gọi là NVOCC và cần phải có giấy phép khai thác do FMC cấp. Để được FMC cấp giấy phép, các NVOCC phải tuân thủ theo 3 bước:

  • Bước một ký quỹ bảo lãnh (FMC Surety Bond Requirements) để chứng minh khả năng tài chính của mình. Có thể bảo lãnh riêng từng DN hoặc bảo lãnh tập thể theo nhóm. FMC khuyến khích hình thức bảo lãnh theo nhóm của FIATA (FIATA Group Bond) vì tính ưu việt của nó. Nếu bảo lãnh riêng từng DN thì số tiền bảo lãnh là 150.000 USD/năm, ngược lại nếu bảo lãnh theo nhóm dưới hình thức FIATA Group Bond thì sẽ ít hơn. Dù là bảo lãnh riêng hay bảo lãnh theo nhóm thì luật pháp Mỹ yêu cầu phải mua bảo hiểm cho các bảo lãnh đó với các công ty bảo hiểm có uy tín.
  • Bước tiếp theo là phải đăng ký hành nghề kinh doanh NVOCC và đăng ký vận đơn với FMC.
  • Bước sau cùng là phải công bố công khai trên mạng internet bảng giá cước và giá dịch vụ liên quan kể cả các loại phụ phí.

Trong 3 bước nói trên có lẽ bước đầu tiên và bước sau cùng là phức tạp và khó khăn nhất, cần sự tư vấn.

QUỸ BẢO LÃNH

Sở dĩ FMC quy định các DN kinh doanh với tư cách NVOCC phải ký quỹ bảo lãnh như trên là để bảo đảm khả năng tài chính trang trải các khoản phạt, nếu có, liên quan tới trách nhiệm của những DN này trong các lĩnh vực sau đây:

1. Mua bán dịch vụ vận tải;

2. Thanh toán tiền cước cho các lô hàng vận chuyển theo hình thức vận tải đơn phương thức hay đa phương thức;

3. Chi phí về việc vận chuyển hàng phát sinh từ vận đơn hoặc chứng từ tương tự với chủ hàng;

4. Chi phí về việc cấp vận đơn và các chứng từ tương tự;

5. Chi phí vận tải nội địa hoặc vận tải suốt;

6. Chi phí bồi thường cho đại lý giao nhận theo quy định;

7. Chi phí thuê container;

8. Chi phí thuê đại lý ở địa điểm tiếp nhận hàng đi hoặc địa điểm giao trả hàng ở cảng đích.

KÝ QUỸ TẬP THỂ FIATA GROUP BOND

van-chuyen-hang-di-my

Để được hưởng các quyền lợi khi áp dụng hình thức ký quỹ tập thể FIATA Group Bond với FMC, FIATA quy định các DN kinh doanh theo hình thức NVOCC phát hành FBL cho thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Phải là hội viên của Hiệp hội giao nhận vận tải quốc gia nơi mình có trụ sở chính;

2. Phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự với công ty bảo hiểm được FIATA chấp nhận để bồi thường cho khách hàng khi phát hành FBL theo phương thức trên;

3. Đơn xin tham gia ký quỹ theo FIATA Group Bond phải gửi cho cả FIATA và công ty bảo hiểm mà FIATA chấp nhận;

4. Phải công bố giá cước và giá dịch vụ trên internet;

5. Phải nộp phí hàng năm cho FIATA về việc áp dụng FIATA Group Bond (phí này bằng 0,9% của số tiền Surety Bond do FMC quy định, tức là 1.350 USD/năm cộng thêm USD25 cho mỗi hóa đơn thu cứơc hoặc dịch vụ.

Các doanh nghiệp khi làm việc với FMC nên nghiên cứu kỹ lưỡng các thủ tục, quy định cụ thể của luật pháp Mỹ và các quy định liên quan của FIATA vì chi phí phải bỏ ra để được cấp giấy phép ban đầu và trong quá trinh kinh doanh là không phải nhỏ, khá tốn kém.

Theo thống kê của FMC, tính đến tháng 10/2021, số lượng NVOCC của ASEAN đã đăng ký với FMC là: Việt Nam: 63, Singapore: 53, Malaysia: 15, Philippine: 13 và Indonesia là 12. Việt Nam hiện đang đứng đầu trong ASEAN. Số lượng của Việt Nam tăng so với cách đây 2 năm chỉ là 25-30 nhằm đáp ứng yêu cầu thương mại Việt Nam-Hoa kỳ đang gia tăng nhanh và Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Đa số các DN Freight Forwarders/Logistics Providers Việt Nam sử dụng Bond của Công ty Mẹ hoặc Văn phòng ở Mỹ để ký hợp đồng với hãng tàu vận chuyển đi Mỹ. Quý khách có thể truy cập trên trang thông tin của FMC có tên chi tiết các DN Freight Forwaders/Logistics Providers Việt Nam đã được cấp Giấy phép.

Chính vì các quy định chặt chẽ như trên của luật pháp Hoa Kỳ, các DN XNK Việt Nam, nếu muốn hạ thấp chi phí dịch vụ liên quan cho hàng xuất khẩu đi Mỹ và ngươc lại, cần chủ động lưu ý lựa chọn các DN cung cấp dịch vụ logistics phù hợp, hội tụ các điều kiện chính sau: có Hợp đồng booking trực tiếp với hãng tàu (đại lý cấp 1); phát hành được vận đơn (HBL) và có Bond, được chấp nhận vào Mỹ trực tiếp; Có thể kê khai AMS (Automatic Manifest System) trực tiếp.

III, Dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ uy tín - tiết kiệm tại ASL Logistics

van-chuyen-hang-di-my

ASL Logistics được cấp giấy phép FMC

Hiện tại ASL Logistics là một trong số ít các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam được cấp giấy phép FMC và có khả năng thực hiện đầy đủ các giấy phép liên quan đến dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ.

Dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ của ASL Logistics chiếm 2/3 tổng sản lượng hàng xuất nguyên container (FCL) trong nhiều năm, sản lượng trung bình hàng năm gần 10.000T (teu) vào thị trường Mỹ. Để có được thế mạnh này, ngay từ ngày đầu thành lập ASL Logistics đã tập trung xây dựng mạng lưới đại lý tại 52 tiểu bang của Hoa Kỳ (Mỹ), đồng thời ký kết hợp đồng vận chuyển quốc tế  tuyến Mỹ với các hãng tàu lớn, uy tín như One Line, Huyndai, OOCL, MSC, YML, EMC, COSCO với đa dạng các dịch vụ và thời gian vận chuyển.

Tham khảo dịch vụ vân chuyển hàng đi Mỹ Tại đây

Sự cạnh tranh của dịch vụ vận chuyển hàng đi Mỹ tại ASL mang lại cho khách hàng gồm:

  • Chi nhánh ASL U.S đặt tại Los Angeles thuộc tiểu bang Califonia, gần các cảng chính bờ tây thuận tiện cho việc trao đổi thông tin về hàng hóa.
  • Đội ngũ quản lý và nhân viên người Việt làm việc tại ASL U.S hỗ trợ khách hàng về rào cản ngôn ngữ, tư vấn cho khách hàng về các quy định của hải quan Mỹ khi xuất khẩu.
  • Tải trọng trên tàu luôn bảo đảm trong mùa cao điểm, bảo đảm hàng an toàn lên tàu và thời gian đến đúng lịch.
  • Đa dạng lịch vận chuyển và dịch vụ cho khách hàng lựa chọn phù hợp với lịch xuất hàng
  • Sở hữu hệ thống khai AMS (Automatic Manifest System) khai báo trực tuyến từ Việt Nam
  • Bond và giấy phép FMC cung cấp dịch vụ khai báo ISF cho nhà nhập khẩu
  • Sở hữu kho hàng tại Hoa Kỳ cung cấp và phân phối hàng theo yêu cầu của khách hàng
  • Sở hữu xe container và xe tải để phục vụ dịch vụ door to door cho khách hàng.
  • Tương tác nhanh chóng và giải quyết công việc phát sinh kịp thời dù chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Hoa kỳ.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm gửi hàng đi Mỹ bằng container mà ASL Logistics đã tích luỹ qua hơn 17 năm qua. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của Quý khách hàng. Nếu có vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn, mời Quý khách liên hệ ngay tới đội ngũ tư vấn của ASL Logistics theo thông tin:

Head Office: AMERASIAN SHIPPING LOGISTICS CORP.

Địa chỉ : 31/34A đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: (+84 28) 35129759

Fax: (+84 28) 35129758

Email: marketing@asl-corp.com.vn

ASL Logistics – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TIN CẬY CỦA QUÝ KHÁCH

 

iconbx
arrow-topw