Tin tức thị trường

VÌ SAO CƯỚC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN LẠI TĂNG?

asl-corp.com – Chỉ số cước xuất khẩu container Thượng Hải (Shanghai Containerized Freight Index - SCFI) vào đầu tháng 11/2020 đã vượt 1.800 đô la Mỹ/TEU, mức cao kỷ lục trong lịch sử hơn 10 năm hình thành và tồn tại của chỉ số này. Năm 2019, có thời điểm chỉ số này nằm ở mức dưới 750 đô la/TEU. Theo Tổ chức Nghiên cứu Alphaliner, đến cuối quí 3/2020, cước vận tải biển trung bình từ các nước châu Á đi bờ Tây nước Mỹ đã tăng lên gấp 2 lần so với cùng kỳ, các thị trường trọng điểm khác cũng tăng xấp xỉ 40%. Vì sao cước vận tải biển lại tăng như vậy?

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cước vận chuyển tăng trong những tháng gần đây được nhắc đến là ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đứng trước hệ quả dịch bệnh sẽ khiến cho lượng hàng hóa tiêu thụ trên toàn cầu giảm xuống, các hãng tàu, thông qua các liên minh, đã cùng cắt giảm cung thị trường bằng cách hủy chuyến (blank sailing). Hơn 400 chuyến tàu đã bị hủy trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, con số này đồng nghĩa với 10% sản lượng vận tải cả năm bị cắt giảm. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng nhiều diễn biến phức tạp từ những năm trước như:

  • Diễn biến ngành vận tải biển vào năm 2017:
  • Tháng 4/2017 là thời điểm đánh dấu số lượng các liên minh hãng tàu hoạt động giảm từ bốn liên minh là CKYHE, G6, 2M và Ocean 3 xuống chỉ còn ba liên minh là THE, Ocean và 2M.
  • Đồng thời, giai đoạn này đánh dấu làn sóng sáp nhập giữa các hãng tàu sắp hoàn tất, trong đó đáng chú ý có các thương vụ như Hapag-Lloyd sáp nhập với UASC; CMA-CGM mua lại hãng tàu APL; ba hãng tàu Nhật Bản là MOL, ‘K’Line và NYK sáp nhập tạo thành hãng tàu ONE; COSCO sáp nhập với China Shipping và sau đó mua lại hãng tàu lớn nhất Hồng Kông OOCL...
  • Sự sụp đổ của hãng tàu Hanjin vào năm 2016 đã là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ ngành vận tải container đường biển, khiến các hãng tàu đẩy mạnh quá trình hợp nhất và củng cố hình thức liên minh để có thể tồn tại bền vững trong tương lai, và cả hai diễn biến này đều dẫn đến mức độ tập trung của thị trường tăng lên.
  • Thiếu container rỗng

- Sau giai đoạn các hãng tàu chủ động ngừng hoạt động thì tình hình dịch bệnh phần nào được kiểm soát cộng hưởng với người tiêu dùng trên toàn thế giới gia tăng tiêu dùng sau các giai đoạn giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đã khiến cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trở lại.

- Các hãng tàu đã nhanh chóng đưa tàu trở lại các tuyến hàng hải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, nhưng thị trường lại diễn biến rất bất thường khi lượng hàng tăng đột biến sau một thời gian dài phải tồn kho, song nhu cầu tiêu dùng tăng quá cao dẫn đến hệ quả là cầu vận tải vượt cung.

- Lượng hàng xuất tăng đột biến từ các nước châu Á đi các thị trường biển xa đã dẫn đến một thực trạng mà chính chủ hàng Việt Nam đang “ngấm” rất rõ, đó là tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng. Các hãng tàu đã ưu tiên chuyển container rỗng sang các thị trường mà lợi nhuận trên các tuyến từ thị trường này là tốt hơn. Theo tình trạng thiếu container rỗng ở Việt Nam là chưa quá trầm trọng như một số cảng châu Á khác. Do Chính phủ đã kiểm soát khá thành công đại dịch Covid-19, nên Việt Nam ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch và vẫn là thị trường có sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt. Do đó, các hãng tàu vẫn đều đặn chuyển container rỗng về phục vụ đóng hàng. Tuy nhiên, việc thiếu container rỗng vẫn tồn tại và sẽ có tác động ngược lại cước vận tải, khiến các chủ hàng có thể phải trả thêm phí để có container hoặc trả thêm một số phụ phí đến một số thị trường xuất khẩu nhất định.

Từ những nguyên nhân trên khiến cước vận chuyển đường biển cao, rồi cho dù chấp nhận trả mức cước cao và tiếp tục tăng được dự báo sẽ kéo dài ít nhất đến Tết Âm lịch.

 Nguồn: www.thesaigontimes.vn

Bài viết liên quan từ khoá “Vận chuyển đường biển”:

  1. Dịch vụ vận chuyển đường biển bằng container của ASL CORP.
  2. Vận chuyển đường biển áp dụng cho những mặt hàng nào?
  3. Vận chuyển hàng từ nhật về việt nam bằng đường biển.

Head Office: AMERASIAN SHIPPING LOGISTICS CORP.

Địa chỉ : 31/34A đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: (+84 28) 35129759

Fax: (+84 28) 35129758

Email: sales2@asl-corp.com; Website: www.asl-corp.com

smar.vn