Hoạt động xã hội

TGĐ ASL LOGISTICS THAM GIA “DIỄN ĐÀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - MỸ LATINH NĂM 2022”

Ngày 25/11/2022

Sáng ngày 25/11, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức “Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Mỹ Latinh năm 2022" tại TP. Hồ Chí Minh.

Tham dự với vai trò là diễn giả khách mời tại diễn đàn, bà Võ Thị Phương Lan- TGĐ ASL Logistics đã có những chia sẻ về thực trạng hoạt động logistics hiện nay và đóng góp một số giải pháp logistics giúp tăng cường hiệu quả thương mại giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh.

Trong suốt năm 2021 và đầu năm 2022, vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp phải là mức giá cước vận chuyển tăng đột biến đặc biệt là trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, có thời điểm giá vận chuyển 1 container đi từ Viết Nam sang các nước Mỹ Latinh tăng từ 1,200 đô la lên 10,000 thậm chí là 20,000 đô la. Bên cạnh đó, thời gian giao nhận hàng và tình trạng thiếu vỏ container rỗng là một thách thức vô cùng lớn, thay vì thời gian vận chuyển khoảng 40-50 ngày để lô hàng từ Việt Nam đến các cảng ở Mỹ Latinh thì việc tồn đọng ở các cảng chuyển tải từ 4-8 tuần đã làm thời gian vận chuyển tăng lên đến 3-4 tháng nhưng hàng thì vẫn chưa đến được cảng đích.

Trong những tháng cuối năm 2022, sự khó khăn này đã được giải quyết phần nào khi giá cước vận chuyển đã giảm xuống còn 2,000 đô la đến 6,000 đô la và thời gian vận chuyển đã về đúng với thời gian vận chuyển theo lịch trình bình thường, việc luân chuyển các container rỗng đã thuận lợi hơn rất nhiều, đây được xem là tín hiệu tích cực cho các nhà xuất nhập khẩu.

Trong nỗ lực đồng hành của Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các nước Mỹ Latinh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên khai thác tối đa các cơ hội thị trường, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới với ưu thế từ các Hiệp định thương mại tự do, trong đó, phải kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam cùng với Mexico, Chile, Peru là thành viên; Hiệp định Thương mại tự do với Chile (VCFTA) hay Hiệp định Thương mại với Cuba. Bà Phương Lan đã đóng góp một số giải pháp về Logistics nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá giữa 2 thị trường Việt Nam và Mỹ Latinh như:

  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tiến hành thay đổi điều kiện mua hàng/ bán hàng sang CIF thay vì FOB nhằm mục đích chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ logistics uy tín- cạnh trang nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển.
  • Swap (trao đổi) container giữa hàng xuất và hàng nhập.
  • Kiếm soát các phụ phí hàng xuất/nhập, thu theo định mức tiêu chuẩn tránh thu phí tràn lan.
  • Tối ưu hoá chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển nội địa.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia kết nối trực tiếp với gần 30 doanh nghiệp Mỹ Latinh trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, dệt may, y tế... để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có cơ hội trưng bày quảng bá các sản phẩm có nhu cầu kết nối tại Diễn đàn, thu hút sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp Mỹ Latinh và các đối tác.

Văn Tiến

iconbx
arrow-topw